Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng do tích tụ sinh học dư lượng các chất kháng sinh, và các nhà nghiên cứu đã cảnh báo việc sử dụng kháng sinh quá mức ở các trang trại nuôi trồng thủy sản vì lợi ích kinh tế ngắn hạn. Nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi đã dẫn đến việc cấm sử dụng chúng trong thức ăn chăn nuôi. Phát triển các chất không kháng sinh (non-antibiotic) hiệu quả như một sự thay thế cho việc sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng bệnh để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và cải thiện hiệu suất tăng trưởng là điều rất quan trọng để tiếp tục phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Hãy cùng Vi Sinh Sundo tìm hiểu về sản phẩm Acid hữu cơ Organic ở bài viết dưới đây,
Acid hữu cơ là gì?
Acid hữu cơ là các hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl. Chúng bao gồm acid carboxylic đơn chức, mạch thẳng, bão hòa (C1 – C18) và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng, như các acid không bão hòa (cinnamic, sorbic), hydroxylic (citric, lactic), phenolic (benzoic, cinnamic, salicylic) và các acid carboxylic đa chức (azelaic, citric, succinic ) với cấu trúc phân tử chung là R-COOH, trong đó R đại diện cho nhóm chức năng có hóa trị 1. Các acid này thường được gọi là acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi hoặc các acid cacboxylic yếu.
Acid hữu cơ được sản xuất thông qua quá trình lên men của carbohydrate bởi các loài vi khuẩn khác nhau thông qua các quá trình trao đổi chất và các điều kiện khác nhau. Một số acid hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp, ví dụ acid acetic, propionic và butyric cũng được hình thành ở nồng độ cao trong ruột già của người và động vật nhờ các cộng đồng vi sinh vật kỵ khí. Nhiều loại acid hữu cơ chuỗi ngắn (C1 – C7) tự nhiên có mặt như các thành phần thông thường của thực vật hoặc các mô động vật. Tuy nhiên, hầu hết các acid hữu cơ được sử dụng thương mại trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi được sản xuất tổng hợp. Các acid hữu cơ cũng có thể chuyển thành các muối đơn hoặc đôi thông qua việc kết hợp với K, Na, Ca, …
Các nghiên cứu có liên quan đến acid hữu cơ và động vật thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào khả năng tăng cường hấp thu phospho và các khoáng chất khác. Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản; Cải thiện tốc độ tăng trưởng, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.
Ứng dụng axit hữu cơ cho tôm, cá
Ngoài việc được ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại axit hữu cơ ngày nay cũng được dùng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để phòng trị bệnh đường ruột.
Một số loại acid hữu cơ có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn Vibrio spp , đặc biệt là Vibrio harveyi – gây bệnh phát sáng trên tôm. Người nuôi có thể sử dụng một số axit hữu cơ cho tôm như:
– Axit Acetic
– Axit Butyric
– Axit Formic
– Axit Propionic
– Axit Citric
Trong số đó, axit Formic là một trong những acid hữu cơ có khả năng ức chế Vibrio harveyi tốt hơn nhiều so với các axit khác.
Ngoài ra, axit Citric có thể cải thiện sự tăng trưởng cho động vật thủy sản. Một nghiên cứu gần đây về tôm thẻ chân trắng cho thấy, ngoài việc cải thiện giá trị dinh dưỡng cho thức ăn thì axit Citric chúng còn cải thiện được tỷ lệ sống của tôm, tăng khả năng miễn dịch trước các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.
Ngày nay, có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh những tác dụng tích cực của axit hữu cơ có trong thức ăn của tôm cá. Đây là ứng của viên sáng giá có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với các trang trại nuôi tôm có quy mô lớn, việc sử dụng axit này sẽ giảm bớt đi chi phí sản xuất,
Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản là sự kết hợp của nhiều loài nuôi, hoạt động cho ăn, mô hình nuôi khác nhau nên việc sử dụng aixit hữu cơ cho từng điều kiện môi trường là khác nhau. Vì thế, khi sử dụng axit hữu cơ trong chăn nuôi thủy sản cần phải được sự chỉ định của chuyên gia về liều lượng đối với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi.
ORAGNIC – Bổ sung Acid hữu cơ, cân bằng pH đường ruột
1. Thành phần có trong Organic
Trong 1 lít sản phẩm:
– Acid fumaric (min) ……………………………………………………………. 20%
– Acid lactic (min) ……………………………………………………………….. 15%
– Acid benzonic (min) ……………………………………………………………. 9%
– Chất đệm vừa đủ ……………………………………………………………… 100%
2. Công dụng của Acid hữu cơ Organic
Bổ sung các acid hữu cơ vào thức ăn giúp cân bằng pH đường ruột của tôm, giúp tôm phát triển tốt.
3. Hướng dẫn sử dụng Organic
– Hòa vào nước và trộn vào thức ăn từ 1 – 2g/kg thức ăn. Cho ăn 4 đến 5 ngày sau khi dùng thuốc kháng sinh, dùng 2 lần trên 1 ngày.
Mua Acid hữu cơ ORGANIC ở đâu chất lượng tốt nhất?
Nếu bạn đang có nhu cầu mua Axit hữu cơ và chưa chưa biết lựa chọn sản phẩm chất lượng, công ty uy tín, hãy liên hệ ngay với Vi Sinh Sundo. Sundo là công ty sản xuất và cung cấp thuốc thủy sản uy tín, chất lượng trên toàn quốc, đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được:
– Sản phẩm có chất lượng tốt nhất với nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ.
– Đa dạng nguồn hàng cho bà con để có những vụ mùa bội thu.
– Giá cả sản phẩm hợp lý nhất.
– Có nhiều chính sách hỗ trợ cho chủ Farm, Đại Lý, NPP,…khi hợp tác cùng công ty.
– Đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ Online nhiệt tình 24/7.
– Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có mặt ở khắp nơi, có trình độ chuyên môn cao hướng dẫn bà con tận tình trong từng mùa vụ.
Trên đây là những thông tin về sản phẩm Organic của Vi Sinh Sundo. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được thông tin hữu ích cho bà con trong việc lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp. Chúc bà con vụ mùa bội thu!