Phương pháp kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả

Độ mặn ao nuôi tôm chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của tôm cũng như quyết định chất lượng nước trong ao. Việc kiểm soát độ mặn ở ngưỡng an toàn là điều kiện cần thiết giúp tôm sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nuôi. Ở các vùng ven biển, vấn đề ngập mặn và sự dâng lên của nước biển khiến chất lượng nước ao nuôi tôm bị ảnh hưởng nặng nề. Để có thể nắm rõ được độ mặn trong ao nuôi tôm, người nuôi cần sử dụng thiết bị, máy đo độ mặn – thiết bị chất lượng cao nhằm cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Hãy cùng Vi Sinh Sundo tìm hiểu về các phương pháp kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả.

kiểm soát độ mặn
Phương pháp kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả

Tầm quan trọng của độ mặn ao nuôi tôm

Độ mặn là thước đo nồng độ muối hòa tan trong nước, và là một trong yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm. Độ mặn được đo bằng thiết bị khúc xạ kế, tính bằng ppt.

Duy trì độ mặn lý tưởng sẽ giúp tôm nuôi có điều kiện tốt nhất để phát triển, sinh trưởng. Nồng độ mặn quá thấp thì tảo và các sinh vật khác sẽ phát triển nhanh trong môi trường nước, làm hạn chế sự phát triển của tôm. Còn nếu như nồng độ mặn quá cao sẽ khiến cho tôm không chịu được, dẫn đến việc tôm ngày càng yếu dần.

Độ mặn thích hợp nuôi tôm

Với mỗi loài tôm sống trong môi trường nước sẽ thích nghi với độ mặn khác nhau. Vậy nên, trước khi tiến hành nuôi tôm, người nuôi cần nắm rõ kiến thức này để đánh giá và kiểm tra độ mặn ao của mình:

– Tôm sú có thể sống ở ao có độ mặn từ 3-45 ppt, lý tưởng nhất là 15-20 ppt. Nếu độ mặn quá cao so với độ mặn lý tưởng sẽ dẫn đến hiện tượng tôm chán ăn và khó sinh trưởng.

– Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 2-40 ppt, lý tưởng nhất là 10-25 ppt. Nếu độ mặn quá thấp thì người nuôi cần chú ý bổ sung thêm dưỡng chất vào thức ăn để tăng đề kháng cho tôm.

Dựa vào đánh giá trên, ta có thể thấy rằng độ mặn lý tưởng nhất giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt nhất là 10-20 ppt.

Phương pháp kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm hiệu quả

Phương pháp làm giảm độ mặn ao nuôi tôm

Để nắm rõ được độ mặn trong ao nuôi tôm, người nuôi sử dụng thiết bị, máy đo để kiểm tra. Nếu độ mặn quá cao, cần thực hiện các bước sau để giảm độ mặn cho ao:

– Độ kiềm, nồng độ pH sẽ tăng cao khi độ mặn tăng khiến tảo bùng phát, sản sinh nhiều khí độc trong ao nuôi tôm. Do đó, hàm lượng khí oxy hòa tan trong ao nuôi cũng tăng cao thời điểm ban ngày nhưng lại giảm mạnh vào ban đêm khiến tôm nổi đầu do thiếu oxy hòa tan vào ban đêm. Vậy nên người nuôi cần giảm lượng tảo bằng men vi sinh, vôi hoặc enzyme.

– Điều tiết nguồn nước duy trì độ mặn ổn định bằng cách sử dụng ao lắng để trữ nước mưa cung cấp cho ao nuôi tôm. Thay nước thường xuyên khoảng 3 lần/ngày.

– Sử dụng quạt nước vào chiều tối, đêm và gần sáng, hoặc những thời điểm nắng nóng , mưa lớn kéo dài ngày để cung cấp oxy, giải phóng khí độc ao nuôi tôm.

– Sục khí thường xuyên nhằm chống stress cho tôm.

– Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với tình hình thời tiết, vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng dựa vào nhiệt độ, độ mặn của môi trường sống. Hạn chế việc dư thừa thức ăn sẽ giúp môi trường nước sạch, giảm độ mặn

– Mực nước nên được giữ ở độ sâu từ 1,2m trở lên để ổn định nhiệt độ ao. Để giảm nhiệt độ ao, cần lắp đặt hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc sử dụng bạt căng trên mặt ao tôm.

Lưu ý:  cần hạ độ mặn từ từ để tôm có thể thích nghi được. Cứ 3 giờ hạ một lần, mỗi lần hạ không quá 2% cho đến khi độ mặn ở mức lý tưởng. Ở tháng đầu tiên, kiểm soát sao cho độ mặn ao phù hợp không thấp hơn 7-8%. Sang tháng thứ 2, bổ sung thêm nước ngọt vào ao, độ mặn sẽ hạ dần dần. Lưu ý, không được dưới 5% vì độ mặn thấp hơn 5% sẽ làm tôm bị mềm vỏ, tỉ lệ sống thấp. Nên lấy nước từ ao lắng có diện tích khoảng 15-20% so với ao nuôi, độ sâu từ 1,5m để có thể cấp nước đủ cho ao nuôi, và ao lắng cần xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao tôm.

Tôm càng xanh chết hàng loạt do nước mặn

Phương pháp làm tăng độ mặn ao nuôi tôm

Cách nhận biết độ mặn ở ao nuôi tôm quá thấp đó là quan sát tôm có biểu hiện chậm lớn. Lúc đó, người nuôi cần kiểm tra chỉ số độ mặn bằng máy đo và cần thực hiện các phương pháp sau đây:

– Khử trùng và làm ổn định nồng độ pH trong ao nuôi tôm bằng cách sử dụng 22kg vôi bột/100m2 nước. Rắc vôi ở gần bờ và không thả quá nhiều bởi sẽ khiến cho tôm chết. Tốt hơn hết, người nuôi cần thả vôi trước khi tiến hành thả tôm.

– Sau khi rắc vôi xong, người nuôi rải đều 1-3 tấn muối/1000m2 để khoáng hóa đáy ao và giữ được độ mặn trong ao nuôi tôm.

– Trong ao nuôi tôm độ mặn thấp, cần bổ sung khoáng chất đa vi lượng cho tôm kết hợp 5 kg magie clorua và 3 kg kali clorua trên 1000m3 nước. Lặp lại định kỳ 4-5 ngày/lần.

– Trợ lực và trợ sức cho tôm bằng cách bổ sung vitamin C vào trong thức ăn với liều lượng 2-3g/ 100kg tôm/ngày. Cho ăn liên tục trong vòng 5 ngày.

– Người nuôi có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, tăng khả năng đề kháng của tôm. Đây là phương pháp vừa an toàn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người nuôi tôm.

– Dựa vào từng diện tích, người nuôi áp dụng cách để kiểm soát độ mặn sao cho phù hợp.

Kiểm tra, đánh giá độ mặn trong ao nuôi tôm giúp người nuôi chủ động trong việc nắm được tình trạng ao, và có thể ứng phó kịp thời với việc thay đổi bất ngờ của độ mặn nhằm đảm bảo cho tôm sinh trưởng tốt nhất. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho bà con trong việc kiểm soát độ mặn ao nuôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

5/5 - (15 bình chọn)
.
.
.
.
Liên hệ