Bệnh EHP là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa EHP hiệu quả

Những năm gần đây tình trạng nhiễm vi bào tử trùng (EHP) gây chậm lớn trên tôm thẻ, kéo theo phân trắng và suy gan trên tôm đang diễn ra, gây thiệt hại đáng kể cho ngành tôm. Vậy EHP là gì, cách trị tôm bị EHP, trị vi bào tử trùng gây bệnh chậm lớn trên tôm như thế nào?Ở bài viết này, Vi Sinh Sundo xin chia sẻ với bạn về bệnh EHP, nguyên nhân và cách phòng ngừa EHP hiệu quả.

Bệnh EHP trên tôm là gì?

EHP là bệnh vi bào tử trùng, do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, vì vậy người ta thường hay gọi ngắn gọn là bệnh EHP.

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei là một loại vi bào tử trùng ký sinh gây nhiễm trên tuyến gan tụy của tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nó sẽ khiến cho tôm bị chậm lớn, nhiễm trùng mãn tính, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là khiến tôm chết dù tỷ lệ chết không cao. Điều này khiến giá trị tôm thành phẩm giảm, chi phí đầu tư cao do tôm vẫn tiêu thụ thức ăn như bình thường nhưng lại không lớn.

Bệnh EHP trên tôm xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015. Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP hiện đang là một trong những căn bệnh có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Các ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ chỉ có mức độ tăng trưởng nằm trong khoảng từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Tôm không chỉ chậm lớn mà kích thước của tôm cũng sẽ không đồng đều. Thông thường, ở các ao nuôi có tôm nhiễm bệnh phân trắng sẽ thường được phát hiện nhiễm cả bệnh EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao xuất hiện bệnh phân trắng lên đến 96%).

Bà con nuôi tôm cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh EHP này, nguồn gốc gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để có các biện pháp phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời để xử lý. Bởi lẽ, bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh chưa có giải pháp điều trị hiệu quả, và một khi đã lây truyền sẽ khó không chế.

cách phòng ngừa EHP hiệu quả.

Tác động của EHP đối với nuôi tôm 

Hầu hết khi tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Đối với tôm giống thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển bình thường và thường sau khi tôm đạt đến trọng lượng từ 3-4g thì tôm có dấu hiệu chậm lớn và có thể dừng lớn hẳn.

Ngoài ra, nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác và rỗng ruột. Kích thước thường không đồng đều ở tôm nuôi trong những ao nhiễm bệnh.

Đặc điểm sinh học EHP

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc họ Enterocytozoonidae, ngành Microsporidia. Quá trình hình thành EHP có thể được xem thành 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn bào tử ngoại bào, nhiễm trùng (ma- ture) và nhiều giai đoạn sống nội bào.

cách phòng ngừa EHP hiệu quả.
Sơ đồ minh họa vòng đời và đường truyền của EHP.

1. Sự nảy mầm của bào tử, trong đó bào tử đâm thủng màng tế bào chủ và truyền vật chất vào tế bào chủ.

2. Quá trình phân chia hạt nhân để tạo ra một plasmodium phân nhánh.

3. Tiền chất đùn bào tử được hình thành bên trong plasmodium.

4. Plasmodium được phân cắt để tạo ra bào tử.

5. Tế bào chủ bị vỡ để giải phóng bào tử trưởng thành truyền EHP thông qua phân và hiện tượng ăn nhau ở tôm nuôi.

Quá trình xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy trên tôm cũng tương tự sự xâm nhiễm của các bệnh khác ở các tế bào khác như HPV, YHV,… Ở đó, gan tụy trên tôm bắt đầu nhiễm bệnh  bào tử của vi trùng sẽ làm thủng màng plasma của tế bào gan tụy, sau đó bào tử đưa trực tiếp tế bào chất vi trùng vào trong tế bào gan tụy của tôm. Chúng trưởng thành và làm ổ. Khiến các tế bào biểu mô của gan tụy tôm sưng lên và cuối cùng vỡ ra để giải phóng  các bào tử trưởng thành. Từ đó tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng ở các tế bào khác hoặc giải phóng bào tử trưởng thành vào môi trường thông qua phân, do đó làm lây nhiễm cho các loài tôm nuôi.

Bào tử

Bào tử EHP là bào tử đơn nhân, hình bầu dục có kích thước (1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm). Bào tử của EHP được bao bọc bởi một thành bào tử gồm hai lớp dày đặc: Lớp exospore bên ngoài dày 10nm và elec- tron-lucent  bên trong dày 2nm (nội bào tử). Lớp thành này có nhiệm vụ bảo vệ bào tử khỏi các điều kiện khắc nghiệt và các tác động bên ngoài từ môi trường. Vì vậy, mầm bệnh khó có thể được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi.

cách phòng ngừa EHP hiệu quả.

Cách để kiểm tra tôm bị nhiễm bệnh EHP

1. Quan sát các dấu hiệu ngoài cơ thể (mắt, biểu bì cơ, ruột)

Tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như một biểu hiện của việc tôm đang bị stress. Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.

Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tụy làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm. Hệ luỵ tiếp theo là tôm sẽ không thể tiêu hóa thức hay và tái thiết các biểu mô bị hư, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn và chậm lớn.

2. Quan sát đường ruột, kích thước tôm theo giai đoạn ngày nuôi

Cụ thể hơn, bà con có thể quan sát bằng mắt thường ở 2 giai đoạn sau của tôm để nhận biết tôm có thể đang nhiễm bệnh EHP:

Sau 20 – 30 ngày tuổi: Tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều. Xuất hiện tình trạng mềm vỏ, khả năng ăn giảm sút, ruột rỗng, phân đứt khúc, đường ruột tôm cong, cơ đục, nhiều đốm trắng, chết rải rác. Một vài con có thể bị ruột xoắn, không chặt chẽ.

Sau khi tôm đạt trọng lượng từ 3 đến 4 gam/con (size 200 con/kg), tôm chậm lớn cho tới lúc tôm 90 ngày tuổi.

3. Quan sát thông qua kính hiển vi và phân tích mẫu

Sau khi quan sát bằng mắt thường và bà con nhận thấy các dấu hiệu tôm bị nhiễm bệnh EHP, tuy nhiên lúc này có khả năng tôm đã nhiễm bệnh nặng. Vì thế, bà con cần tiến hành kiểm tra để đưa ra được kết quả sớm và chính xác hơn hơn bằng các cách sau:

– Tôm nhiễm EHP có thể được kiểm tra bằng cách soi gan và ruột dưới kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần.

– Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan. Có thể gửi mẫu tươi, hoặc mẫu cố định trong cồn đến phòng thí nghiệm.

– Chạy PCR đối với các mẫu phân tôm bố mẹ.

Bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng khi gặp phải, bà con cần phải quan sát nắm rõ các dấu hiệu nhận biết cũng như tiến hành kiểm tra ao tôm của mình thường xuyên.

cách phòng ngừa EHP hiệu quả.
Bệnh vi bào tử trùng là một nguyên nhân khiến tôm chậm lớn

Mối tương quan giữa nhiễm EHP và “hội chứng phân trắng” (WFS)

Trong một số trường hợp, khi tôm nuôi bị nhiễm EHP sẽ không gây chết nhưng đồng thời cũng làm tôm giảm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng ở gan tụy, dẫn đến tiêu kém và có thể gây nên phân trắng. Mặt khác, khi tôm bị nhiễm trùng EHP nghiêm trọng thường đi kèm với sự tăng sinh của vi khuẩn dẫn đến sự xâm nhập của các mầm bệnh cơ hội khác và sự hiện diện của vi khuẩn có thể gây nên WFS ở tôm bị nhiễm bệnh nặng.

Trong ao nuôi, EHP và WFS có thể hiện diện trong cùng một lúc hoặc ao có thể ngừng bị phân trắng nhưng khi kiểm tra tôm vẫn bị nhiễm EHP. Hơn nữa, phân trắng có thể do nhiều các nguyên nhân khác gây ra như nhiễm trùng gregarine nặng, do vi khuẩn, tảo hay nền đáy. Do đó, việc quan sát phân trắng trong hệ thống ao không thể được coi là chỉ số nhiễm EHP.

Ngoài ra, để đảm bảo nguyên nhân gây bệnh người nuôi có thể kiểm tra EHP trong các sợi phân trắng bằng kính hiển vi để giúp phân biệt giữa nhiễm EHP hoặc gregarine và có thể kiểm tra bằng phương pháp mô học khi thực hiện quan sát bằng kính hiển vi không đạt hiệu quả.

Phòng ngừa EHP trong ao nuôi tôm

Để phòng ngừa EHP, người nuôi tôm nên đảm bảo rằng nguồn cung cấp ấu trùng sau (Postlarvae) âm tính với PCR và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước và sau khi thả giống để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

– Thức ăn tươi sống đặc biệt khi dùng cho tôm bố mẹ phải đảm bảo sạch hoặc được đông lạnh ở −20°C trong 48h.

– Tôm bố mẹ nên bỏ đói từ 4-6h trước khi chuyển sang bể sinh sản để làm giảm tình trạng đi phân của chúng trong bể đẻ.

– Trứng hoặc nauplii trước giai đoạn N6 nên được rửa kỹ bằng nước. Ấp trứng sạch để loại bỏ các mầm bệnh, EHP có khả năng từ phân tôm bố mẹ trong bể sinh sản.

– Trước khi thả ao (đặc biệt là những ao trước đây đã bị ảnh hưởng bởi EHP), nên điều trị bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử còn sót lại trong bể.

– Tôm Postlarvae nên được kiểm tra PCR trước khi thả.

– Sau khi thả giống PL âm tính với EHP, tôm trong ao nên được lấy mẫu và xét nghiệm EHP bằng phương pháp phân tử.

– Bổ sung định kì các khoáng, Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi nước, loại bỏ phân thải thường xuyên cho tôm nuôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về EHP mà Vi Sinh Sundo muốn chia sẻ đến bà con nuôi tôm. Việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm khiến cho rất nhiều bà con nông dân lo lắng, ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ. Bà con tham khảo bài viết để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần kỹ thuật hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới Hotline: 07.6262.1080. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

5/5 - (7 bình chọn)
.
.
.
.