Các loại bệnh ở tôm cực nguy hiểm mà bạn cần phải phòng ngừa!

Nuôi tôm là quá trình đi kèm nhiều rủi ro khi người nuôi phải luôn đề phòng và chống lại các loại bệnh ở tôm. Những chứng bệnh này gây thiệt hại rất nhiều, bạn hãy tham khảo để áp dụng biện pháp phòng tránh kịp thời nhé!

Các loại bệnh ở tôm không thể không phòng ngừa
Bệnh chết sớm (EMS)

Thuộc các loại bệnh ở tôm rất nguy hiểm, bệnh chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) còn được biết đến với tên gọi hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS). Tác nhân gây bệnh này được xác định bắt nguồn từ một chủng vi khuẩn Vibrio Parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao.

các loại bệnh ở tôm

Khi mắc phải bệnh này, khối gan tụy của tôm sẽ bị teo, có màu nhợt nhạt, đường ruột không có thức ăn hoặc đứt đoạn, dẫn đến tôm bị mềm vỏ. Tôm thường sẽ chết trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu thả nuôi. Tỷ lệ chết của tôm có thể lên đến 70%. Điều này đủ cho thấy sự nguy hại cực kỳ lớn của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Triệu chứng bên ngoài của bệnh này không rõ ràng. Nếu tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và rớt đáy, tiếp đến là tình trạng tôm bệnh bị mềm vỏ, màu sắc thay đổi thì chắc chắn là biểu hiện của bệnh chết sớm. Ta cần đặc biệt quan sát thường xuyên và kỹ lưỡng, phát hiện phòng ngừa càng sớm càng tốt.

Bệnh đốm trắng (WSSV)

Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng. Thứ nhất là do vi rút gây bệnh: White Spot Syndrome Virus (WSSV) gây ra. Thứ hai là do vi khuẩn gây hội chứng đốm trắng (Bacterial White Spot Syndrome – BWSS). Thứ ba, môi trường nước có độ cứng cao (nhiều Ca2+ và Mg2+) khiến tôm hấp thụ nhiều gây nên tình trạng vỏ bị đốm trắng.

các loại bệnh ở tôm

Đây là một trong các loại bệnh ở tôm được xếp hạng nguy hiểm hàng đầu mà bất cứ ai nuôi tôm cũng cần phải phòng tránh. Tôm mắc bệnh này thường bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ. Bên trong vỏ tôm xuất hiệu nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 – 2,0 mm, nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lan toàn thân. Thân tôm cũng có thể bị đỏ. Sau 3 đến 10 ngày, tỷ lệ chết là 100%.

Bệnh đầu vàng (YHV)

Bệnh này là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (Yellow Head Virus – YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (Gill-Associated Virus – GAV) gây ra cho tôm. Cùng với bệnh đốm trắng, đây cũng là một trong các loại bệnh ở tôm gây tỷ lệ chết 100%. Tôm chắc chắn sẽ chết chỉ sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh đầu vàng.

các loại bệnh ở tôm

Tôm ăn nhiều bất thường sau đó giảm ăn hẳn rồi dạt vào bờ là một trong những triệu trứng dễ nhận thấy của bệnh đầu vàng. Khi quan sát tôm mắc bệnh, biểu hiện rõ nhất là vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu ngực, toàn thân tôm có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa làm cho đầu xuất hiện màu vàng.

Bệnh phân trắng (WFD)

Tôm mắc bệnh có thể là do các loại mầm bệnh như vi khuẩn (nhóm Vibrio), ký sinh trùng (Vermiform, trùng hai tế bào – Gregarine), virus. Tôm nhiễm bệnh thải ra phân trắng hoặc vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, mềm vỏ. Sua vài ngày bị bệnh phân trắng, tôm sẽ yếu và bơi lờ đờ trên mặt nước rồi yếu dần và chết.

các loại bệnh ở tôm

Bệnh Taura (TSV)

Taura Syndrome Virus (TSV) là nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh Taura là một trong các loại bệnh ở tôm có tỷ lệ chết cao (từ 40 đến 95%) và khả năng lây lan nhanh. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn nuôi từ 14 đến 40 ngày tuổi. Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, nhất là ở phần đuôi. Tôm cũng bị mềm vỏ và rỗng ruột. Tôm sú sẽ xuất hiện màu đỏ ở toàn bộ vùng đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu, chân bò, chân bơi cũng có màu đỏ.

các loại bệnh ở tôm

Bạn thấy đấy, các loại bệnh ở tôm là đều không ai mong muốn khi nuôi loại thủy sản này. Để phòng bệnh cho tôm, chúng tôi gợi ý bạn xem qua một số loại thuốc xử lý môi trường nước và hỗ trợ điều trị của Sundo để phòng ngừa và giúp tôm tăng trưởng nhanh.

Trên đây là các loại bệnh ở tôm mà bạn cần phải nắm rõ đề tránh xảy ra trên trong quá trình nuôi tôm. Nếu bạn có nhu cầu cần được tư vấn về các sản phẩm thuốc thủy sản của Sundo, vui lòng liên hệ HOTLINE: 0762621080 để được tư vấn cặn kẽ. Xin chân thành cảm ơn!

Rate this post
.
.
.
.
Liên hệ