Cách phát hiện và trị bệnh đốm đen ở tôm hiệu quả

Một trong những bệnh thường gặp nhất khi nuôi tôm chính là bệnh đốm đen ở tôm, bệnh thường xuất hiện nhiều nhất từ 25-45 ngày tuổi trên tôm. Lý giải cho nguyên nhân xuất hiện bên là vào thời điểm giao mùa, thời tiết nhiệt độ có sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột gây ra loại bệnh trên. Vậy ta cần làm gì để giải quyết căn bệnh này?

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen ở tôm? Cách điều trị khi gặp phải!

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen ở tôm là do đâu?

Lý giải nguyên nhân gây nên bệnh đốm đen ở tôm là do các loại vi khuẩn có trong ao, khu vực nuôi gây nên. Vi khuẩn sẽ tiết ra các chất ăn mòn lớp vỏ Kitin của tôm, tại các ao, hồ có đặc điểm ô nhiễm, tích tụ các chất độc hại (NH3, NO2, H2S) hoặc hàm lượng Oxy hoà tan trong nước thấp thì các vi khuẩn này thường phát triển khá mạnh.

Bệnh đốm đen ở tôm

Không chỉ có vi khuẩn, mà các động vật nguyên sinh, các loại nấm cũng có thể là lý do khiến vỏ tôm bị tổn thương, vỏ tôm sẽ hình thành nên các mảng đen khi vi khuẩn xâm nhập. Động vật nguyên sinh gây hại còn có thể tạo nên sự đen hoá vô cùng nghiêm trọng của vỏ tôm. Bệnh đốm đen ở tôm có thể thường xảy ra từ 20-90 ngày tuổi, nhiều nhất là vào 25-45 ngày tuổi nên cần đặc biệt chú ý.

  • Vậy cách nhận biết bệnh ra sao?

Ta có thể kiểm tra tình trạng của tôm để biết, tôm bệnh thường bị mòn phần đuôi, cụt râu hoặc râu lẫn đuôi sẽ chuyển sang màu đỏ, đuôi bị phồng nhẹ, thế nhưng tôm vẫn có thể ăn uống bình thường. Tiếp theo ta có thể kiểm tra tôm trong giai đoạn sau có bị đốm đen trên vỏ hay chưa? Kiểm tra cả giáp đầu ngực, toàn thân xem đã có đốm đen chưa?

Từ đây, tôm có thể bỏ ăn từ từ, tăng trưởng chậm lại, bắt đầu chết dần trong ao nuôi. Cũng có thể xuất hiện dấu hiệu trắng lưng, đục thân hay lột xác không hoàn toàn. Nếu ở mức độ nặng hơn thì khả năng cao tôm sẽ xuất hiện đốm đen với số lượng lớn, tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phương pháp trị bệnh đốm đen ở tôm hiệu quả

Nếu bạn phát hiện tôm của mình đã bị bệnh đốm đen ở tôm, ta nên giảm cho ăn nhanh chóng từ 10-30% so với lượng thức ăn thường ngày. Bắt đầu diệt khuẩn toàn bộ ao nuôi bằng phương pháp phù hợp, càng nhanh thì càng tốt. Đợi sau khi qua 36 giờ, ta hãy cấy vi sinh hàm lượng cao, tăng lượng sực khí cho ao nuôi.

Bệnh đốm đen ở tôm

Nhớ bổ sung các chất dinh dưỡng, Vitamin, khoáng chất, men vi sinh lợi nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch tốt hơn. Không sử dụng kháng sinh để chữa bệnh này cho tôm nhé!

Phòng bệnh ra sao để an toàn?

Để phòng bệnh đốm đen ở tôm, ta nên thực hiện các kỹ thuật cải tạo lại ao trước khi thả nuôi tôm, thả tôm với mật độ phù hợp với khả năng, diện tích ao, hệ thống quạt nước và cả độ sâu. Kiểm tra môi trường nuôi thường xuyên, sử dụng chế phẩn sinh học hợp lý.

Kiểm tra mật độ vi khuẩn gây hại định kỳ, từ 5-7 ngày/lần để nắm rõ, nhớ cho tôm ăn đủ các chất dinh dưỡng, kiểm soát thức ăn đúng cách. Có thể đặt sàng để theo dõi tôm có bị nhiễm bệnh hay không, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin tăng cường miễn dịch. Không để xả rác, nước thải, không để chung gia súc, động vật trong khu vực nuôi tôm. Có sử dụng lưới để ngăn động vật, súc vật.

Bệnh đốm đen ở tôm

Đừng nên bỏ qua:

Trên đây là một số cách phòng và chữa bệnh đốm đen ở tôm mà chúng tôi muốn chia sẻ! Qua bài viết trên chắc chắn đã giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi tôm rồi phải không nào! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết bổ ích khác!

Rate this post
.
.
.
.
Liên hệ