Tảo khuê (Tảo Silic) là gì? Cách gây màu nước tảo Khuê trong ao tôm

Tảo trong ao nuôi tôm được chia thành 2 loại chính là tảo có lợi và tảo độc, người nuôi cần hiểu về các loại tảo phù hợp với tôm hay có hại với tôm để có biện pháp nuôi trồng và phòng bệnh hợp lý nhất, giúp tôm tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao. Hãy cùng Vi Sinh Sundo tìm hiểu về Tảo Khuê (Tảo Silic) trong ao tôm là gì? Cách gây màu nước tảo Khuê trong ao tôm như thế nào ở bài viết dưới đây.

tảo silic

Tảo Khuê (Tảo Silic) là gì?

Tảo khuê hay còn gọi là tảo cát, tảo silic, là một vi tảo quang hợp được tìm thấy trong hầu hết các điều kiện môi trường nước. Tế bào sắc tố chứa chlorophyll a, c, beta – carotene (fucoxanthin, diatoxanthin và diadinoxanthin) tào nên màu tế bào từ vàng tới nâu vàng.

Tảo có cấu tạo đơn bào, sống đơn độc hay thành tộc đoàn dạng quạt, sợi, chuỗi, zic – zắc, dạng dải hay dạng sao,…Có kích thước thay đổi từ vài mm – 1 mm. Thành tế bào tảo khuê gồm 2 mảnh vỏ như 2 cái nắp của một cái hộp nhỏ lắp khít vào nhau chứa tế bào chất bên trong.

Ngoài tự nhiên, tảo khuê đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa sinh hóa đối với đại dương. Cũng giống như đa số các loại tảo khác, tảo khuê hấp thụ carbon dioxide (CO2) và ánh sáng mặt trời để tạo ra oxy, được ví như một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Và tảo khuê cũng rất quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản và nhiều ngành liên quan khác.

Nước ao nuôi có màu vàng nâu hay vàng đục (màu nước trà) thì chính là sự nhận biết khi tảo khuê chiếm ưu thế trong ao. Nhóm tảo silic thường xuất hiện trong ao nuôi gồm có Navicula sp, Cheatoceros sp, Skeletonema sp, Nitzschia sp… Tảo khuê phát triển khi chỉ số dinh dưỡng trong ao nuôi thấp với tỷ lệ đạm/lần > 15/1 và thường xuất hiện vào giai đoạn đầu vụ nuôi.

màu nước tảo khuê
Màu nước tảo Silic trong ao nuôi

Lợi ích của tảo khuê trong ao tôm

Tảo khuê rất có lợi cho tôm, cá nhờ vào thành phần sinh hóa của chúng. Tảo không chứa xenlulozơ nhưng giàu sterol, axit béo không bão hòa, canxi, sắt, các muối vô cơ và các vitamin có thể được động vật thủy sản hấp thu và tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng đặc biệt trong việc lọc nước và cân bằng sinh thái của thủy vực nên được coi là một trong những môi trường thủy sinh tốt nhất trong NTTS.

Nhiều thử nhiệm chứng minh cho tôm, cá ăn thức ăn từ tảo sẽ giúp năng suất tăng cao hơn so với sử dụng thức ăn công nghiệp, tiết kiệm đến 15% sự phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Bởi vì tôm thích tảo khuê sống hơn là thức ăn viên. Do tập hợp tảo khuê là một hỗn hợp chất dinh dưỡng mới lạ, giúp kích thích sự phát triển của thủy sản. Tập hợp này giúp tạo ra thức ăn tươi sống trong nước ao, giúp tăng trưởng bền vững, sạch bệnh, an toàn cho sự tồn tại của tôm cá để đạt được sản lượng tối đa.

Ngoài ra, nhóm tảo silic còn giúp ổn định hệ sinh thái và giảm sự dao động của các thông số chất lượng nước. Chúng có thể hạn chế các chất độc amoniac, kim loại nặng và ngăn ngừa sự phát triển của các loại tảo sợi không mong muốn trong thủy vực. Khi tảo khuê chiếm ưu thế trong ao sẽ tạo độ đục phù hợp, giảm hiện tượng ăn thịt đồng loại trong nuôi tôm. Các loại tảo này còn cạnh tranh chất dinh dưỡng và làm giảm quần thể vi khuẩn gây bệnh. Việc tận dụng hợp lý cộng đồng tảo khuê trong hệ sinh thái ao nuôi với các biện pháp quản lý thích hợp sẽ giúp gia tăng năng suất ao nuôi một cách đáng kể.

Cách gây màu tảo khuê trong ao tôm

Bước 1: Xác định chỉ tiêu môi trường nước

Đây là bước quan trọng trong cách gây màu tảo khuê (gây tảo silic). Nước cần có các chỉ tiêu môi trường pH, kH, Canxi, Magiê, độ mặn,…. ở mức phù hợp?

Bước 2: Kiểm soát độ pH trong ao

Gây tảo khuê trong ao tôm không quá khó. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc gây tảo, bà con cần chú ý:

Ao nước nuôi tôm thẻ chân trắng có pH lý tưởng nằm ở khoảng 7.6-7.9, kH là kiềm phải cao trên 120 từ lúc mới thả và phải nâng dần lên đạt 160-180 là lý tưởng. Canxi và Magiê thì tuỳ theo độ mặn tương ứng sao cho không để tôm cong thân đục cơ là được.

pH trong ao nuôi luôn giao động trong ngày; pH buổi sáng luôn thấp hơn hoặc bằng pH chiều. Và tảo trong ao tôm càng đậm đặc thì pH ao càng cao.

pH tỷ lệ thuận với nồng độ gây độc của khí độc trong ao nuôi tôm. Nghĩa là khi khí độc trong ao ở mức bằng 4 thì pH = 7.6 – 7.9 tôm ít ngộ độc hơn ao có pH = 8.5 – 9.0

Mà để giữ được pH ao nuôi luôn đạt được từ 7.6-7.9 thì hệ thực vật là tảo trong ao tôm nuôi phải ổn định. Không có tảo độc (như tảo mắt, tảo giáp, tảo lam, tảo đỏ, tảo sợi, tảo cám,…) mà chỉ có tảo lợi như tảo khuê, tảo sillic, tảo lục.

Bước 3: Kiểm soát hệ đệm của nước

Đây là bước phức tạp trong các gây màu tảo khuê ao tôm. Dung dịch đệm là một dạng dung dịch lỏng chứa trong đó một hỗn hợp bao gồm axit yếu và bazơ liên hợp của nó hoặc một bazơ yếu và axit liên hợp.

Hỗn hợp đệm có một tính chất rất đặc biệt đó là nếu thêm vào hỗn hợp 1 axit hoặc bazơ thì dung dịch mới có độ pH thay đổi rất ít so với ban đầu.

Hợp chất đệm được dùng để làm ổn định độ pH trong các thí nghiệm và trong tự nhiên.

Dung dịch đệm giúp giữ nguyên độ pH cho các enzyme trong các cơ thể sống hoạt động. Nhiều enzyme chỉ hoạt động trong một điều kiện cố định; nếu độ pH vươn ra xa mốc ban đầu, enzyme sẽ bị chậm hoá, ngừng làm việc hoặc tệ hơn là bị biến tính, do đó mãi mãi mất đi khả năng xúc tác.

Kiểm soát hệ đệm của nước bằng cách nào?

EM là một chất lỏng được hình thành từ vi khuẩn. Nó được chứng minh tuyệt đối an toàn – thậm chí có lợi – cho con người và môi trường.

Khi EM được áp dụng vào đất, kết quả là thu hoạch được một vụ mùa bội thu mà không cần sử dụng đến các chất hóa học hay phân bón tổng hợp. Khi được sử dụng để xử lý nguồn nước ô nhiễm nước đó sẽ uống được. Nó thậm chí còn được sử dụng để xử lý dioxin tạo thành từ việc đốt rác thải.

EM là một tập hợp các vi sinh vật thực hiện hoạt động phục hồi. Khi EM được đưa vào đất, nó tăng cường khả năng hoạt động của các vi sinh vật sẵn có.

Tảo như hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước, hỗ trợ ổn định các thông số môi trường nuôi tôm. Vì là thực vật, tảo cần oxy để quang hợp, tạo ra CO2. Vì vậy, buổi sáng sớm thường có hiện tượng tôm ngóc đầu lên mặt nước. Ban ngày, quá trình quang hợp xảy ra và tạo oxy cho cả quá trình hô hấp. Vào ban đêm, tôm và tảo sử dụng hết khí oxy, tôm tụ tập thành đàn và nổi đầu kéo dài khỏi mặt nước. Vậy nên, ta có thể thấy rằng quá trình quạt nước cho tôm vào ban đêm cũng khá quan trọng, giúp thâm canh với mật độ cao.

Trên đây là những thông tin mà Vi Sinh Sundo chia sẻ vể Tảo Silic cũng như cách gây màu nước tảo Silic trong ao tôm. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bà con trong việc gây màu tảo Silic. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

5/5 - (8 bình chọn)
.
.
.
.
Liên hệ