Tảo đỏ trong ao nuôi tôm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tảo đỏ trong ao nuôi hay còn gọi là tảo giáp sống chủ yếu ở nước mặn. Có khoảng 10% sống trong nước ngọt, 50% sống tự dưỡng, còn lại sống dị dưỡng. Tảo giáp xuất hiện trong ao nuôi tôm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Khi môi trường và điều kiện khí hậu thuận lợi tảo sẽ phát triển và độc tố của tảo sẽ gây hoại tử gan tụy làm tôm yếu ớt, chậm lớn. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh tảo đỏ trong ao nuôi tôm như thế nào. Hãy cùng Vi Sinh Sundo tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.

tảo đỏ trong ao nuôi tôm

Sơ lược về các loại tảo đỏ trong ao nuôi tôm

Tảo đỏ trong ao nuôi tôm thông thường do các loài tảo thuộc ngành tảo giáp (Pyrrophyta) như Peridinium cinctum, Ceratium hirundinelle… Khi gặp điều kiện phát triển tốt sẽ làm nước trong ao có màu đỏ.

Hiện nay, có khoảng 2000 loại tảo giáp được biết đến. Trong đó có 60 loài có khả năng sản sinh độc tố phức tạp, là nhóm tảo rất bền. Khi gặp điều kiện thuật lợi và môi trường thích hợp tảo sẽ nở hoa khiến vỏ tôm bị nhiễm bẩn, gây ra mối đe dọa đến sức khỏe của tôm nuôi.

Tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi là do nguồn nước cấp từ ngoài vào, các chất dinh dưỡng dư thừa trong ao, đáy ao bị dơ bẩn. Đó là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tảo đỏ xuất hiện trong ao nuôi. Khi tảo đỏ phát triển với mật độ cao sẽ làm nước ao có màu đỏ, mặt nước sẽ có nhiều váng màu nâu đỏ.

1. Tác hại của tảo đỏ trong ao nuôi tôm

Mặc dù tảo đỏ trong ao nuôi tôm không gây chết tôm như các bệnh lý thường thường khác. Tuy nhiên, nó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Năng suất, sản lượng mỗi mùa vụ sẽ bị giảm theo.

– Do tảo có vách tế bào cứng nên khi tôm ăn phải sẽ khó tiêu hóa. Một số trường hợp ăn phải tảo tôm sẽ bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi ăn với số lượng lớn.

– Khi mật độ tảo đỏ cao sẽ làm cho tôm bị nổi đầu về đêm và lúc sáng do thiếu oxy trong nước. Ngoài ra, ao bị phát sáng ảnh hưởng đến tập tính sống của tôm.

2. Những biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm

– Trong giai đoạn tảo nở hoa bà con nên tránh cấp nước cho ao nuôi từ các nguồn nước lân cận

– Không thay nước ao khi nguồn nước liền kề có hiện tượng nở hoa

– Quản lý thức ăn cho tôm: thường xuyên quan sát tình trạng ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp. Tránh dư thừa thức ăn làm nguồn nước ao bị ô nhiễm tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh.

– Chúng tôi khuyến cáo bà con nên sử dụng các sản phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học để tiêu diệt tảo đỏ trong ao nuôi hiệu quả. Bà con có thể sử dụng diệt khuẩn BKC 80% để tiêu diệt các loại tảo giáp.

– Các vi sinh vật sẽ giúp diệt tảo đỏ trong ao nuôi, làm sạch nước đồng thời giúp ổn định các yếu tố môi trường.

phòng ngừa tảo giáp trong ao tôm

Một số biện pháp hạn chế tảo đỏ xuất hiện trong ao tôm

Môi trường nước tốt sẽ giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Dưới đây là 1 số biện pháp để hạn chế tình trạng tảo đỏ xuất hiện trong ao nuôi tôm.

Kiểm soát nguồn nước: Sử dụng thiết bị kiểm tra nước như: khúc xạ kế cầm tay, máy đo oxy hòa tan,…để kiểm tra các chỉ số quan trọng của nước. Chỉ số này cần đạt ở mức thích hợp để tôm, cá có môi trường sống lý tưởng.

Kiểm soát lượng thức ăn: Cần thả thức ăn ở mức vừa đủ, không nên để tình trạng dư thừa kéo dài quá lâu. Điều này sẽ tạo môi trường khiến tảo độc phát triển.

Vệ sinh đáy ao theo định kỳ: Lượng thức ăn còn thừa, cùng với chất thải từ tôm khiến đáy ao dày bùn,…là nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn có hại. Vậy nên, bà con cần chú trọng vệ sinh đáy ao theo định kỳ.

Cắt tảo đỏ trong ao nuôi tôm bằng Clo 

Clorine là một hóa chất có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn, ký sinh trùng. Đặc biệt là khả năng xử lý nước ao nuôi tôm cực tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi nếu dùng lượng nhiều, đáy ao khó gây màu nước, ảnh hưởng lớn tới vụ nuôi.

Liều lượng: Clo nên dùng khử trùng đáy ao từ 50 – 100g/m3, khử trùng nước từ 20 – 30 g/m3.

1. Các bước thực hiện khi cắt tảo đỏ bằng Clo

– Thực hiện khử trùng đáy ao trước, bạn nên tháo bớt, để khoảng 1/3 lượng nước ao. Sau đó thực hiện thả Clo theo tỉ lệ nêu trên. Nên thả clo vào thời gian buổi sáng sớm, khi nắng lên, lượng nhiệt sẽ tác động giúp làm sạch đáy và loại bỏ tảo đỏ. Tiếp đó, làm sạch đáy ao, thả nước và kiểm tra nguồn nước trong ao.

– Khử trùng nguồn nước khi thả vào ao theo liều lượng nêu trên. Cần để 3 – 5 ngày sau đó thả tôm, cá để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển của nó.

2. Một số lưu ý khi sử dụng Clo

– Xử lý trước khi thả tôm, cá để hạn chế sinh vật trong nước bị chết hoặc ngộ độc.

– Không dùng clo khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì có thể gây phản ứng phụ

– Không dùng các chất khác trong quá trình thả Clo vì có thể gây các phản ứng hóa học, ảnh hưởng tới chất lượng nước.

– Không nên thả vôi trước khi dùng Clo vì điều này làm giảm tác dụng của Clo.

– Sau khi dùng Clo, nên thả men vi sinh để giúp cân bằng màu mỡ trong môi trường nuôi.

– Dùng Clo với liều lượng phù hợp. Điều này đảm bảo diệt tảo nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới nguồn nước và sự sinh trưởng của tôm, cá.

Việc quản lý môi trường nước ao và quá trình phát triển của các loại tảo là rất quan trọng. Bởi vì nó cũng góp phần ảnh hưởng để sự phát triển của tôm. Chính vì vậy, bà con nên thường xuyên kiểm tra để có những phương án phòng bệnh hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bà con có những hiểu biết thêm về tảo đỏ trong ao nuôi tôm để chủ động hơn trong cải tạo môi trường ao nuôi. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

5/5 - (1 bình chọn)
.
.
.
.
Liên hệ