Với các ao nuôi bằng bạt, thường xảy ra hiện tượng nước nuôi tôm bị nhớt. Nước trong ao tôm bị nhớt không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm, nguy hiểm hơn còn có thể làm cho tôm bị chết hàng loạt. Quản lý môi trường nước trong ao tôm là việc cần phải làm hàng ngày để kịp thời xử lý các vấn đề gặp phải. Ở bài viết này, Vi Sinh Sundo sẽ hướng dẫn cho bà con xử lý nước ao tôm bị nhớt đơn giản và hiệu quả nhất.
Đặc điểm của ao nuôi tôm lót bạt
Quản lý chất lượng ao nước dễ dàng hơn vì không có sự tiếp xúc giữa bờ ao và đất đáy. Đặc biệt, phương pháp này giúp giảm lượng phèn và không làm mất đi độ pH nếu gặp trời mưa lớn. Đối với một số khu vực thường xảy ra tình trạng xâm nhập mặn, dùng bạt lót ao nuôi tôm sẽ ngăn chặn nước bị nhiễm mặn, sự thất thoát nước được kiểm soát tối đa.
Đồng thời, sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng cũng hạn chế nhờ sự trơn cứng của bạt, từ đó làm giảm việc tích tụ mầm bệnh.
Tiết kiệm thời gian làm sạch đáy ao, chỉ còn 4-8 ngày so với 45 ngày như nuôi ao thông thường. Mỗi năm có thể tăng lên số vụ nuôi trồng và cho năng suất cao hơn. Ở giữa nền đáy, người ta tạo một hố siphon dễ dàng để không tích tụ khí độc và chất thải, loại bỏ chất lơ lửng tối đa gây bệnh cho tôm.
Hơn nữa, lớp bạt lót còn có tác dụng ngăn chặn xói mòn bờ ao do dòng nước tạo ra từ quạt hay sóng. Chi phí sửa chữa, bảo trì ao nuôi tôm sẽ được giảm đi đáng kể. Hệ thống oxy đối với ao bạt dễ dàng lắp đặt giúp nông dân tận dụng được diện tích để thả mật độ tôm cao hơn. Xử lý đáy ao tôm đúng cách, nước trong ao nuôFi không bị nhớt giúp cho tôm sạch, không lấm bùn và giá tốt hơn.
Tại sao nước trong ao bạt dễ bị nhớt
Trước tiên, bạn cần biết lý do vì sao nước ao tôm thường xuất hiện tình trạng bị nhớt. Nguyên nhân khiến cho nước ao tôm bị nhớt bao gồm:
Thức ăn của tôm có chứa đạm và bị hòa tan trong nước gây ra những lớp màng nhầy trên bạt ao. Ngoài ra, các loại dinh dưỡng, chất hữu cơ, nhớt tôm lột,… thuốc cũng có thể dẫn tới việc tạo chất nhầy trên bạt.
Lớp nhầy ở bạt trở thành nguyên nhân sinh sôi và phát triển của rong tảo, nấm, vi khuẩn. Nếu tôm tiếp xúc hoặc ăn chất dịch này khiến tôm bị nhiễm khuẩn đường ruột và gia tăng nhanh chóng vi khuẩn trong ao. Từ đó, tôm gặp nhiều vấn đề nguy hiểm. Vậy nên ao bạt luôn cần phải xử lý sạch sẽ.
Tại sao cần xử lý nước ao tôm bị nhớt?
Nước trong ao nuôi bị nhớt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Các bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra trên tôm cũng dễ phát triển. Bà con nên kiểm tra ao tôm hàng ngày và có biện pháp xử lý kịp thời xử lý nước ao tôm bị nhớt để tôm được phát triển trong môi trường tốt nhất và tránh nhiều tác hại nguy hiểm:
– Tôm sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như bị nhiễm ký sinh trùng.
– Điều kiện kỵ khí hình thành khi xuất hiện nhớt bạt, từ đó trong ao nuôi sẽ sản sinh một loại khí độc gây hại cho tôm.
– Nước trong ao bạt có nhớt khiến rong tảo dễ dàng phát triển. Sự cân bằng của nước ao bị phá vỡ, nguồn oxy từ đó cũng bị cạn kiệt khi tảo dần lớn lên.
– Ngoài ra, người nuôi trồng tôm cũng gặp không ít khó khăn do nhớt bạt gây ra. Chi phí xử lý nước ao tôm cao gây tốn kém.
– Hướng dẫn bà con phòng tránh ao nuôi tôm bị nhớt bạt
– Luôn luôn giữ độ trong của nước và mực nước ở mức ổn định, đảm bảo ánh sáng không thể xuyên xuống đáy ao.
– Gây màu nước ao trước khi thả nuôi. Bà con nên tạo ra nhiều nguồn thức ăn tự nhiên trong thời gian nuôi trồng.
– Lượng thức ăn cho tôm cần điều chỉnh và cân đối cho phù hợp, tránh tình trạng bị dư thừa thức ăn.
– Thường xuyên xử lý môi trường và bổ sung dưỡng chất, các acid amin cho tôm nhằm tăng cường sức khỏe tôm. Tôm có sức đề kháng tốt sẽ chống lại được các vấn đề nguy hiểm do nhớt bạt gây nên.
Xử lý nước trong ao nuôi tôm bị nhớt như thế nào
Khi gặp tình trạng nước trong ao tôm bị nhớt, bà con cần phải có biện pháp để xử lý kịp thời vấn đề. Tránh để lâu và xử lý chậm để ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Bà con có thể tham khảo một số cách mà Vi Sinh Sundo tổng hợp và chia sẻ dưới đây.
– Làm giảm bớt bạt bằng cách sử dụng men vi sinh tự nhiên: Sử dụng men vi sinh là phương pháp an toàn và hiệu quả được nhiều bà con nuôi trồng lựa chọn sử dụng. Men vi sinh vừa hỗ trợ giảm độ nhớt của nước, giảm tảo, giúp tôm trong ao nuôi luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý lựa chọn loại men vi sinh đến từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo hiệu quả chất lượng tốt nhất.
– Phương pháp chà thủ công: Chà thủ công là phương pháp gây tốn nhiều công sức, chi phí, mất thời gian và không đem tới hiệu quả cao trong việc xử lý nước trong ao bạt bị nhớt.
– Sử dụng công nghệ Met: Đây là công nghệ lọc nước thải hiệu quả và tiên tiến nhất. Công nghệ Met không chỉ lọc nước trong sinh hoạt mà còn lọc nước cho việc nuôi trồng thủy hải sản.
Đánh vi sinh cho ao tôm lúc nào là tốt nhất?
Tùy vào mục đích sử dụng mà bà con có khoảng thời gian hợp lý để đánh vi sinh cho ao tôm. Để xử lý bùn đáy, nhớt bạt trong ao tôm, bà con nên:
– Trong thời gian từ 8h sáng đến 17h chiều, khi trời có nắng ấm là khoảng thời gian thích hợp nhất để đánh vi sinh ao tôm. Nồng độ oxy cao trong nước >3mg/L, nhiệt độ nước từ 20-30 độ C. Bà con ở các khu vực khác nhau có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng.
– Sau khi pha, bà con để thoáng từ 1 đến 2 tiếng để vi sinh kích hoạt. Sau đó tạt đều trên bề mặt ao hoặc tạt đầu nguồn ngay vị trí quạt để vi sinh phân tán đều khắp ao.
– Nếu bà con muốn cắt tảo có thể đánh vi sinh xuống ao nuôi vào buổi tối, trong khoảng 21h-22h. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bà con đánh 2-3 nhịp, không đánh nhiều vì sẽ gây hiện tượng sụp tảo.
Phòng ngừa và xử lý nước trong ao nuôi bị nhớt
1. Trong quá trình ương nuôi
Bà con dùng vitamin C, Yucca tạt xuống hồ ương, ao nuôi định kỳ, với mục đích phòng, hạn chế nhớt bạt, rong rêu hình thành.
Trong giai đoạn ương tôm, khi tôm còn nhỏ, hoạt động kém, cần chủ động siphon đáy, rà đáy hồ ương thật kỹ, loại trừ triệt để nhớt bạt, rong rêu ra khỏi hồ, ao ương.
Công việc siphon đáy cần làm nhẹ nhàng, tránh nhớt bạt, rong rêu bung ra môi trường nước.
2. Khi bạt đóng nhớt, rong rêu
Phương pháp chà bạt là phương pháp thủ công, tốn nhiều công sức và hiệu quả không cao để xử lý ao tôm bị nhớt. bà con cần lưu ý, khi chà sẽ khiến nhớt bạt, rong rêu bung ra, nếu không loại bỏ triệt để ra khỏi hồ, ao ương, ao nuôi, tôm ăn vào cơ thể, dễ bị bệnh đường ruột.
Không nên dùng rỉ mật đường khi mật độ vi sinh trong ao còn ít, nên dùng rỉ mật đường ủ chung EM, khóm, tỏi. Các dòng vi sinh EM đã qua thời gian ủ chung với khóm được khuyên dùng để tạt vào các ao có nhớt bạt, rong rêu.
Sử dụng vi sinh để xử lý nhớt bạt, rong rêu là phương pháp an toàn, hiệu quả. Bà con lưu ý tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy nhớt để diệt rong rêu trong ao tôm. Tuy nhiên, vi sinh xử lý nước có chi phí khá cao, bà con cần cân nhắc và sử dụng hợp lý để vụ nuôi có lãi cao.
3. Thường xuyên kiểm tra nền đáy, siphon
Điều chỉnh, định lượng thật kỹ thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phù hợp từng giai đoạn ương, nuôi. Thường xuyên kiểm tra nền đáy, tạo môi trường nước tốt nhất để tôm khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và mau về size lớn.
BZT BLUE Premium – Vi Sinh Xử Lý Nước Ao Nuôi Nhớt Bạt
Sử dụng men vi sinh để quản lý môi trường nước là phương án vừa hiệu quả vừa an toàn cho bà con nuôi tôm, đặc biệt trong trường hợp ao tôm bị nhớt. Với nguyên liệu được nhập khẩu cao cấp và hoàn toàn từ Mỹ, BZT BLUE Premium được rất nhiều bà con nuôi tôm trên cả nước hoàn toàn tin tưởng.
1. Thành phần trong 1 kg sản phẩm
Trong 1 kg sản phẩm:
– Bacillus subtilis (min) …………………………………………… 1×10⁹cfu/kg
– Saccharomyces cerevisiae (min)……………………………. 1×10⁹cfu/kg
– Độ ẩm (max)……………………………………………………………………. ≤10%
– Chất mang (tinh bột, CaCO3) vừa đủ …………………………………. 1kg
2. Công dụng của BZT BLUE Premium
– Chuyên làm sạch nhớt bạt, lưới. Làm sạch màng chất bám trong ao, sạch đáy ao.
– Phân hủy nhanh chất thải đáy ao, thức ăn dư thừa trong ao.
– Cải thiện môi trường nước ao nuôi và đáy ao.
– Tăng sinh nhanh giúp khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
– Hoạt động tốt và thích nghi hầu hết các điều kiện môi trường.
3. Hướng dẫn sử dụng BZT BLUE Premium
– Trước khi thả tôm: Sử dụng 70g BZT BLUE PREMIUM cho 1000m3, hòa tan sản phẩm trong 100L nước sạch + 3kg mật rỉ đường, ủ trong 6 – 8 giờ và tạt đều khắp ao nuôi.
– Trong quá trình nuôi: Sử dụng từ 50 – 100g BZT BLUE PREMIUM cho 1000m3 tùy vào điều kiện từng ao nuôi.
Lưu ý: Tránh sử dụng chung BZT BLUE PREMIUM với kháng sinh, chất diệt khuẩn.
Trên đây là tổng hợp thông tin mà Vi Sinh Sundo muốn hướng dẫn cho bạn con để xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả nhất. Bà con có thể sử dụng sản phẩm Vi sinh xử lý nước BZT Blue tại Vi Sinh Sundo để có một phương pháp xử lý nước an toàn, hiệu quả vượt trội. Chúc bà con một vụ mùa bội thu!