Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, cùng với đó thì các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng như bệnh phân trắng, bệnh chết sớm (gan tụy cấp tính), đầu vàng, đốm trắng,… xuất hiện ngày càng nhiều đe dọa đến sự phát triển của ngành nuôi tôm, gây thiệt hại đến năng suất và có thể ảnh hưởng đến các vụ nuôi sau. Bài viết dưới đây Vi Sinh Sundo sẽ cung cấp thông tin về các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng để bà con có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đặc tính của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng được nuôi rất phổ biến với các đặc tính như:

– Tôm thẻ chân trắng có màu trắng đục

– Trên thân không có đốm vằn, các chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu trắng vàng và các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh

– Tôm có 2 răng cưa ở bụng và khoảng 8-9 răng cưa ở lưng

– Râu tôm có chiều dài gấp rưỡi chiều dài của thân tôm và có màu đỏ gạch

Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng

Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng

1. Hội chứng Taura (bệnh đỏ đuôi)

Biểu hiện bệnh:

– Bệnh xuất hiện khi tôm nuôi được khoảng 2 tuần tuổi cho đến khi trưởng thành.

– Giai đoạn cấp tính làm tôm chậm lớn, mềm vỏ, phá hủy hệ tiêu hóa và khả năng lây lan nhanh, khi mắc bệnh đuôi tôm thường phồng lên và chuyển thành màu đỏ sau đó xuất hiện các đốm màu đen trên biểu bì, nếu bệnh tôm chuyển biến thành thể mãn tính, sẽ xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin. Tôm bệnh sẽ biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào ao, đầm nuôi.

– Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng, thường là tôm chết lúc lột xác. Bệnh rất nguy hiểm với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh ngắn và có thể gây chết đến 95% tôm.

Biện pháp phòng bệnh Taura:

– Người nuôi cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và xử lý môi trường nước trong ao nuôi tôm, bảo đảm nguồn nước cấp vào ao đã qua xử lý và lắng lọc không chứa mầm bệnh.

– Hiện tại chưa có bất kỳ một quy trình xử lý hay điều trị bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng khi tôm đã nhiễm bệnh và bắt đầu chết. Việc “điều trị” bệnh Taura chỉ góp phần kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại cho vụ nuôi. Phương pháp cơ bản là ngăn chặn không cho tôm lột xác bằng việc giảm thức ăn và duy trì pH > 8.0, liên tục sục khí và duy trì chất lượng nước tốt nhất có thể.

2. Bệnh virus gan tụy cấp tính

Biểu hiện bệnh:

Đường ruột rỗng hoặc đứt đoạn. Gan tụy teo nhỏ (1/3 so với bình thường) và bị chai, khó bóp nát; tôm mới bị bệnh, gan tụy sưng to, biến đổi màu; màu sắc khối gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng; vỏ mềm, tôm bị bệnh chết chìm dưới đáy ao. Tỷ lệ chết của tôm nuôi có thể từ 50 – 100% trong khoảng 4 tuần.

Biện pháp phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.

Trị bệnh: Khi phát hiện cần dừng cho ăn, thay nước và diệt khuẩn. Bỏ đói tôm từ 3 – 4 ngày. Sau đó cho ăn lại với khẩu phần ăn giảm 50% so với mức thông thường. Trộn vào thức ăn các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc acid hữu cơ.

Xem thêm: Các loại thức ăn phù hợp với tôm thẻ chân trắng.

bệnh virus gan tụy cấp tính

3. Bệnh đốm trắng (gây bệnh do White Spot Syndrome Virus (WSSV))

Đốm trắng là căn bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm có thể làm tôm chết 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày kể từ khi tôm bị nhiễm bệnh.

Biểu hiện bệnh: Tôm dạt bờ, kém ăn, bơi yếu và xuất hiện các đốm trắng có vòng tròn đồng tâm đường kính từ 0,5 – 2mm trên vỏ kitin, cơ thể yếu ớt chuyển thành màu hồng đồng thời xuất hiện các đốm trắng, ruột rỗng, chết dạt bờ.

Biện pháp phòng và trị bệnh:

– Đây là bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị. Vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh.

– Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30kg/1.000m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.

bệnh đốm trắng

4. Bệnh đầu vàng

Biểu hiện bệnh: Tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh có biểu hiện vàng đầu, thân màu nhạt, gan tụy chuyển sang màu vàng, tôm bơi dạt bờ trên mặt nước và ven bờ rồi bị chết từ 60 – 70% đàn trong ao nuôi.

Biện pháp phòng bệnh: Hiện tại, bệnh đầu vàng chưa tìm ra thuốc chữa trị hiệu quả, vì thế áp dụng biện pháp phòng bệnh chung để ngăn ngừa bệnh đầu vàng trên tôm thẻ.

bệnh đầu vàng

5. Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ

Nguyên nhân gây bệnh: Nhiều nghiên cứu đã xác định nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là do tôm nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hay virus (IMNV, PvNV), nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (bệnh trắng đuôi do Vibrio Harveyi được đặt tên là “bệnh trắng đuôi do vi khuẩn” (BWTD – Bacteria White Tail Disease).

Dấu hiệu nhận biết:

– Phần cơ ở các đốt hay cơ đuôi hoặc toàn thân có màu trắng hay đục và có dấu hiệu hoại tử.

– Cong thân và đục cơ: Trong quá trình nhấc nhá (sàn, vó) hay chài kiểm tra tôm vào lúc nhiệt độ cao, tôm thẻ chân trắng nhảy lên và búng mạnh gây ra tình trạng cong thân. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.

– Đục cơ do hàm lượng oxy thấp: Nếu không lắp đủ các dàn quạt nước, lượng oxy trong nước ao nuôi sẽ thấp. Khi hàm lượng oxy xuống thấp hơn thì hầu hết tôm có dấu hiệu mô cơ trở nên trắng đục.

Cách phòng trị bệnh: Hiện chưa có biện pháp chữa trị mà chủ yếu cần phòng bệnh tổng hợp, chú ý các nguyên nhân gây bệnh chủ quan và hạn chế.

bệnh hoài tử cơ

6. Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) hay bệnh đốm đen

Nguyên nhân gây bệnh: Đốm đen cũng là một trong số các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng. Do vi khuẩn NHPB (Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium). Bệnh do vi khuẩn gây ra khác hoàn toàn với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS AHPNS.

Dấu hiệu nhận biết: Tôm thẻ chân trắng bệnh trên thân xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ hoặc mảng lớn, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng. Có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu…

Cách phòng trị bệnh: Tương tự với các biện pháp phòng bệnh chung đối với bệnh do vi khuẩn. Diệt khuẩn kỵ khi cải tạo ao, đánh giá mật số vi khuẩn gây bệnh bằng biện pháp đơn giản nhất là dùng đĩa thạch TCBS agar (MP – BIOTEST). Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng kỹ thuật PCR.

bệnh đốm đen

7. Bệnh chết sớm trên tôm thẻ chân trắng (AHPNS/EMS)

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng (AHPND) hay còn gọi là bệnh tôm chết sớm (EMS) là một trong những loại bệnh nguy hiểm và có thể gây thiệt hại nghiệm trọng cho bà con nuôi tôm.

– Tác nhân gây ra bệnh chết sớm chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra.

– Các dấu hiệu của bệnh: Khi tôm bị nhiễm bệnh chết sớm thường có biểu hiện gan sung to sau đó teo lại, tôm có hiện tượng bỏ ăn, yếu ớt, gan tụy bị nhũn. Tôm có thể nhiễm bệnh trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn 10 – 45 ngày sau khi thả nuôi. Tỷ lệ chết có thể lên đến từ 50 – 100% tôm có trong ao nuôi.

hội chứng ems

Các biện pháp phòng bệnh chung đối với tôm thẻ chân trắng

Lựa chọn tôm giống sạch, không nhiễm bệnh (có thể sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra virus gây bệnh trên tôm); tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật về nuôi tôm thẻ chân trắng; vệ sinh nước ao nuôi định kỳ và chủ động loại bỏ các loại tảo độc trong ao để bảo đảm sức khỏe cho tôm nuôi.

Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, bảo đảm chất lượng phù hợp với từng giai đoạn nuôi tôm. Đồng thời bổ sung một số chất khoáng, vitamin, men tiêu hóa cần thiết vào thức ăn của tôm để tăng sức đề kháng.

Kiểm soát pH bằng cách bón vôi để duy trì pH > 8.0, nhất là sau khi mưa độ pH trong ao giảm xuống < 8.0 tôm sẽ lột xác và chết nhiều. Ngoài ra, độ mặn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chết của tôm, khi độ mặn thấp thiếu khoáng chất cho quá trình lột xác của tôm.

Thường xuyên vệ sinh khu vực cho tôm ăn và chủ động kiểm tra tình trạng biển đổi của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin về các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắngVi Sinh Sundo muốn chia sẻ cho bà con. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho bà con trong việc nuôi tôm tăng trưởng khỏe mạnh. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

5/5 - (30 bình chọn)
.
.
.
.
Liên hệ